Khái niệm Kỹ năng sống theo Unesco, Kỹ năng sống là gì?

 


Trong những năm gần đây, việc hình thành kỹ năng sống cho trẻ nhỏ ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Tuy nhiên, vẫn có nhiều bậc phụ huynh chưa hiểu về kỹ năng sống là gì? Hôm nay, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu thêm về khái niệm kỹ năng sống theo Unesco, giúp bạn có cái nhìn bao quát hơn về vấn đề này.

Kỹ năng sống là gì?

Khái niệm kỹ năng sống là tập hợp các hành vi tích cực và khả năng thích nghi cho phép mỗi cá nhân đối phó hiệu quả với các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày. Đây là tập hợp các kỹ năng mà con người tiếp thu qua giáo dục hoặc trải nghiệm trực tiếp, dùng để xử lý các vấn đề và trả lời các câu hỏi thường gặp trong đời sống (Wiki).

Kỹ năng sống hiện nay được hiểu theo nhiều quan điểm khác nhau, ví dụ như:

  • Khái niệm theo Unesco: Là năng lực của mỗi cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày.
  • Khái niệm theo WTO: Là những kỹ năng mang tính chất tâm lý xã hội và kỹ năng giao tiếp được vận dụng nhiều trong các tình huống hàng ngày. Với mục đích là để tương tác có hiệu quả với mọi người và giải quyết tốt những vấn đề, tình huống của cuộc sống.

Nói một cách chung nhất, kỹ năng sống không chỉ là nhận thức, mà là cách vận dụng kiến thức đã tích lũy được vào việc xử lý các tình huống thực tiễn với hiệu quả cao nhất, qua đó mà cuộc sống của con người trở nên ý nghĩa, vui vẻ hơn.

Những đặc trưng cơ bản của kỹ năng sống

  • Là khả năng con người biết sống sao cho hữu ích và có cách sống phù hợp với môi trường xã hội.
  • Khả năng để con người dám đương đầu với các vấn đề, tình huống khó khăn trong cuộc sống và biết cách để vượt qua.
  • Các kỹ năng tâm lý để con người biết quản lý bản thân mình và tương tác tích cực với mọi người, xã hội.

Khái niệm kỹ năng sống theo Unesco được hiểu như thế nào?

Nếu áp dụng kỹ năng sống theo khái niệm của Unesco thì sẽ gồm 4 trụ cột chính đó là: Học để biết, học để làm, học để là chính mình và học để cùng chung sống.

Kỹ năng sống hiện nay được phân loại thành:

  • Kỹ năng cơ bản: Bao gồm các kỹ năng viết, đọc và tính toán phục vụ cho các công việc hàng ngày. Những kỹ năng cơ bản này không mang tính đặc trưng về tâm lý nhưng lại là tiền để cho những năng lực thực hiện các chức năng cuộc sống.
  • Các kỹ năng chung: Bao gồm cả kỹ năng nhận thức, kỹ năng xã hội, kỹ năng cảm xúc, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp….
Hệ thống các kỹ năng sống theo độ tuổi

1. Kỹ năng sống cho học sinh mầm non

+ Nhóm kỹ năng nhận thức về bản thân, nhận biết giá trị cuộc sống, giá trị của bản thân.

+ Nhóm kỹ năng quản lý cảm xúc, kỹ năng thông cảm và chia sẻ, kỹ năng thể hiện lòng tự trọng và kỹ năng kiểm soát cảm xúc.

+ Nhóm kỹ năng giao tiếp, quan hệ xã hội: Đây là nhóm kỹ năng thiết lập các mối quan hệ với bạn bè, người lớn, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng thuyết phục.

+ Kỹ năng làm việc nhóm.

2. Kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

+ Nhóm kỹ năng giao tiếp, hòa nhập cuộc sống: Các bé có thể tự giới thiệu về bản thân, gia đình, trường lớp, thầy cô giáo, biết lễ  phép, chào hỏi, xin lỗi, cảm ơn khi giao tiếp trong đời sống xã hội. Đồng thời biết phân biệt đúng sai, phải trái và bảo vệ mình khỏi những rủi ro, nguy hiểm.

+ Nhóm kỹ năng học tập, vui chơi giải trí, lao động: Tập hợp các kỹ năng nghe, nói, viết, kỹ năng quan sát, lập luận và đưa ra ý kiến trong nhóm. Kỹ năng phục vụ bản thân, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. Kỹ năng kiềm chế những nhược điểm, kiểm soát cảm xúc…

Những lưu ý khi dạy kỹ năng sống cho trẻ

Có thể dễ dàng nhận thấy, dạy kỹ năng sống chính là dạy thực hành nên bạn cần ưu tiên phát triển những tình huống thực tế trong cuộc sống. Bên cạnh rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ, bố mẹ cần chú ý giúp trẻ có thái độ và nhận thức đúng đắn để linh hoạt khi xử lý những tình huống khác nhau. Tùy theo độ tuổi mà kỹ năng giao tiếp được giảng dạy khác nhau, mức độ sẽ khó lên khi các bé dần lớn hơn.

Khi dạy trẻ kỹ năng, cần cho trẻ nhìn thấy những tình huống thực tế để phát triển những kỹ năng ở trẻ. Bố mẹ, thầy cô giáo không nên chỉ dạy bé qua lý thuyết, sau đó áp đặt, ép buộc các bé phải làm theo. Vì như thế, các bé sẽ chỉ làm theo hướng đối phó, không hiểu gì. Khi các tình huống trong thực tế có đôi chút thay đổi, các bé sẽ bị lúng túng và đưa ra những phán đoán sai lệch, ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức, hành động của bé sau này.