Nhẫn nhịn là một đức tính rất quý báu của con người, nó không phải là sự hèn nhát, nhu nhược mà đó chính là thể hiện ý chí kiên cường biết suy nghĩ trước sau, có thể nhẫn chịu được chính là một loại đại phúc của sinh mệnh.
Trước kia có một vị thư sinh nghèo, sống bằng viết thư sách cho người ta. Có một lần gần sang năm mới, do ở bên ngoài viết câu đối cho người kiếm được một chút tiền, chàng thư sinh liền mua một con gà trống và dặn người bán mang đến tận nhà cho vợ mình.
Người vợ của chàng thư sinh trong lúc đang đun nước nóng để làm lông gà, thì một người đầy tớ của nhà hàng xóm vội vội vàng vàng chạy đến quát rằng:
“Cái con vợ nhà này nhanh thật, mới chớp mắt một cái, chậm tý nữa thì mày đã làm sạch lông nó rồi.”
Rồi người kia nhanh tay nhấc con gà lên mang đi. Người vợ lúc này cũng không nói một câu nào.
Đến tối người chồng trở về nhà, hỏi người vợ:
“Sao lại không làm thịt gà vậy?”
Người vợ trả lời:
“Đều trách tại thiếp quá ngu ngốc, gà chưa giết được lại để nó bay mất, thiếp thật sự xin lỗi chàng!”
Người chồng nói:
“Cũng tại ta không tài năng, nếu có tiền mua một chút thịt heo thì đã không có chuyện này rồi.”
Sáng ngày mồng một Tết, từ sớm người hàng xóm đã sang chúc Tết năm mới chàng thư sinh nghèo. Ông nói với chàng thư sinh:
“Người đại nhân đại nghĩa giống như cậu, sau này tất có tiền đồ tốt đẹp. Năm nay kinh thành có cuộc thi tuyển lớn, cậu hãy mau mà đi ứng thí.
Vị tú tài ngại đỏ cả mặt, đáp lại rằng:
“Không sợ ông thấy rồi chê cười, tôi đến cơm ăn đều còn khó khăn, nói gì tới vào kinh thành xa xôi.”
Người hàng xóm nói:
“Ta biết tình huống đó, nhưng là ta nguyện ý cho cậu mượn. Thứ nhất, không cần định kỳ trả lại. Thứ hai, không lấy lời lãi. Ta chỉ cảm thấy cậu ngày sau tất sẽ có khả năng phát tài phúc lộc.”
Ông ta nói xong liền chào ra về.
Người hàng xóm về khỏi, tú tài có chút bối rối và còn chưa hiểu chuyện này là sao thì người vợ cười nói:
“Xem ra con gà bị mất của nhà hàng xóm nhất định là đã được tìm thấy rồi.”
Tú tài nghe xong càng thêm mơ hồ! Người vợ mới nói tiếp:
“Hôm qua gia đình nhà hàng xóm lấy gà nhà chúng ta rồi mang đi, thiếp sợ chàng trở về nổi giận khiến nhà người ta ăn Tết mất vui, mất cái Tết, mà chúng ta cũng ăn Tết mất vui, cho nên thiếp đã nói gà bay mất rồi.”
Vị tú tài nghe xong đã minh bạch sáng tỏ, từ trong nội tâm bội phục người vợ nhân từ đại lượng.
Trong lúc hai vợ chồng đang nói chuyện thì người đầy tớ kia của nhà hàng xóm đưa sang 200 lượng bạc, nói rằng là của người chủ dặn mang sang đưa cho vị tú tài làm lộ phí vào kinh thành.
Người đầy tớ cũng hướng về tú tài nhận lỗi nói:
“Thật sự xin lỗi, hôm qua đã nhận sai gà gia đình nhà thư sinh. Tối hôm qua ông chủ tôi đi vệ sinh đã phát hiện ra con gà trống đi lạc của tư gia, vậy mà vợ chồng thư sinh đến một chút động tĩnh cũng không thấy."
“Chủ tôi nói được như thế là người đại độ đại lượng, ngày sau tất có tiền đồ, do đó, từ trong tâm mà nhìn đã rất bội phục thư sinh!”
Tú tài bấy giờ mới hoàn toàn thấu hiểu, nguyên lai là do nhân nghĩa của người vợ mình.
Và cậu nhận 200 lượng bạc nhanh chóng vào kinh thành dự thi, quả nhiên sau đó đã đậu trạng nguyên.