Khoa học chứng minh. Bạn sẽ thành công nếu sống lương thiện

Ngày xưa người ta tin rằng con người sẽ thành công nếu sống lương thiện vì được Trời Phật phù hộ. Điều này không hề “ngây thơ” hay “mê tín” như nhiều người thời nay suy nghĩ.
Người sẽ thành công nếu sống lương thiện vì được Trời Phật phù hộ. Ảnh: Pixabay.com 

Trong xã hội hiện đại, không ít người quan niệm rằng một vị lãnh đạo nhân từ là người sống có tình có nghĩa nhưng lại là nhà quản lý tồi. 

Tuy nhiên quan niệm đó hoàn toàn sai. Nghiên cứu mới cho thấy rằng những hành vi tử tế và vị tha làm gia tăng vị thế của người lãnh đạo trong một tập thể chứ không hề khiến họ trở nên yếu đuối. 

Trong một vài trường hợp, cách sống lương thiện còn có thể là một lợi thế cạnh tranh thực sự. 

Người tốt hoàn thành công việc sớm hơn những người khác 
Hãy xem xét tình huống sau: Nếu có 2 người có tài năng và kỹ năng tương đương như nhau, người nào sẽ khiến bạn nể phục và thích làm việc cùng, đề bạt thăng tiến hoặc mời tham gia vào một dự án? Rất có thể đó là người giàu lòng nhân ái hơn. 

Nếu điều đó về trực giác nghe có vẻ đúng, thì giờ nó đã được khoa học ủng hộ với một số điều kiện. Giáo sư Adam Grant của Wharton cho rằng lòng tốt và sự nhân từ cho chúng ta một lợi thế lớn hơn nhiều so với việc chỉ quan tâm đến bản thân. Ông giải thích rằng những người tử tế sẽ hoàn thành công việc sớm hơn bởi họ biết cách không để cho người khác lợi dụng mình. 

Trong cuốn sách “Hãy cho và nhận” bán chạy nhất của mình, giáo sư Grant viết rằng, “vâng, đúng như nhiều người hoài nghi, những người lãnh đạo nhân ái đôi lúc cũng sẽ bị thiệt thòi”, khi những ai quan tâm đến hạnh phúc của người khác và để ý tới đồng nghiệp hay nhân viên của họ thuộc nhóm mà ông gọi là “người cho đi” sẽ nằm ở đáy nấc thang của sự thành công, bị nhấn chìm bởi những “người nhận” ích kỷ. 

Tuy nhiên ông cũng tiết lộ rằng “người cho đi” cũng hiện diện rất nhiều ở tầng trên cùng của nấc thang thành công. Vậy tại sao lại có điều này? Có một số lượng lớn những “người cho đi” ở dưới đáy của nấc thang thành công, nhưng cũng có không ít người nằm trên đỉnh nấc thang thành công. 

Hóa ra là những người cho đi được yêu mến và đánh giá cao hơn và vì thế trở nên có tầm ảnh hưởng nhiều hơn. Sự khác biệt giữa người cho đi thành công và không thành công thường liên quan đến chiến lược: Khi người cho đi học được những chiến lược để ngăn chặn người khác lợi dụng mình thì những phẩm chất “tốt đẹp” của họ cuối cùng sẽ giúp họ thành công và vượt lên trên những người khác. Tại sao vậy? Một phần là bởi vì ai cũng thích làm việc với họ và đánh giá cao lòng tốt và những phẩm chất của họ. 

Sống lương thiện tạo ra niềm tin
Ngoài việc tỏ ra dễ chịu và dễ làm việc, lòng từ bi còn làm cho bạn trở lên đáng tin cậy. 

Niềm tin là một khía cạnh quan trọng trong cuộc sống của chúng ta bởi nó làm cho chúng ta cảm thấy an toàn. Có thể do đội ngũ quản lý và lãnh đạo quyết định những trải nghiệm trong công việc của chúng ta, nó có thể là hà khắc và căng thẳng hay thoải mái và thú vị – vì vậy mà chúng ta đặc biệt nhạy cảm đối với những dấu hiệu về sự tin cậy đối với các nhà lãnh đạo. 

Có lý do khiến não bộ của chúng ta phản ứng đối với sự căng thẳng. Con người sẽ có cảm xúc tiêu cực và lo sợ khi đối mặt bất kỳ sự giận dữ nào (cho dù đó là một con sư tử tức giận hoặc một ông chủ đang nổi cơn thịnh nộ), phản ứng căng thẳng trong não bộ chúng ta sẽ được giảm đáng kể nếu chúng ta chứng kiến các hành vi lương thiện. 

Các nghiên cứu về hình ảnh của não bộ cho thấy, khi mối quan hệ xã hội làm cho con người cảm thấy an toàn, phản ứng căng thẳng ở não bộ sẽ giảm bớt. 

Sự tin tưởng sẽ thúc đẩy tinh thần đổi mới 
Đổi lại, sự tin tưởng sẽ thúc đẩy tinh thần đổi mới. Như giáo sư Grant bình luận: “Một nhà lãnh đạo phản ứng dữ dội nếu thất vọng sẽ khiến nhân viên ngại chấp nhận rủi ro trong tương lai, bởi họ lo sợ về những hậu quả tiêu cực nếu mình làm không tốt công việc. 

Nói cách khác, bạn giết chết văn hóa thử nghiệm, một yếu tố rất quan trọng đối với học tập và đổi mới”. Giáo sư Grant dẫn chiếu tới nghiên cứu của nhà khoa học Fiona Lee tại Đại học Michigan rằng việc ủng hộ một văn hóa an toàn thay vì sợ gánh chịu những hậu quả tiêu cực sẽ giúp khuyến khích tinh thần thử nghiệm và điều đó rất quan trọng cho sáng tạo. 

Một nghiên cứu khác cho thấy, đối với một số người, ý tưởng về việc giúp đỡ một người đang ôm giữ nỗi đau hoặc có nhu cầu cần giúp đỡ là tương đối khó khăn. Người đó có thể cảm thấy choáng ngợp trước hoàn cảnh và muốn thoát khỏi nó. 

Trong những cuốn sách và buổi diễn thuyết của mình, Brené Brown gói gọn kinh nghiệm này trong một thuật ngữ: dễ bị tổn thương. Việc phải đối mặt với nỗi đau của người khác là rất khó khăn. Thể hiện sự từ bi đối với người đó có thể làm cho bạn cảm thấy không hề thoải mái. Nó sẽ yêu cầu tấm lòng từ bi thực sự mà chúng ta thường không quen làm điều này, nhưng nếu làm được thì rất đáng quý. 

Lòng tốt và văn hóa
Bạn sẽ thành công nếu sống lương thiện. (Jeff Nenarella/The Epoch Times) 

Khi chúng ta nhìn thấy một người nào đó tham gia vào một hành động từ bi hoặc giúp đỡ người khác, chúng ta sẽ có cảm giác hứng khởi, ấm áp và xúc động (thậm chí bạn có thể chảy nước mắt hoặc cảm giác ớn lạnh). 

Nhà tâm lý học Jonathan Haidt đã gọi tình trạng này là “tính cao thượng”. Tại nơi làm việc, đức tính cao thượng sẽ làm gia tăng sự trung thành. Trong nghiên cứu về hiện tượng này, chuyên gia Haidt và các đồng nghiệp của ông đã phát hiện ra rằng khi các nhà lãnh đạo lịch sự, tôn trọng, nhạy cảm, hoặc sẵn sàng hy sinh cho đội ngũ của họ, thì các nhân viên của họ sẽ cảm nhận được tính cao thượng. Và điều đó sẽ dẫn đến việc người lao động cảm thấy trung thành và tận tụy với ông chủ của họ hơn. Hơn nữa, lòng cao thượng dường như sẽ tạo ra nền tảng văn hóa lương thiện xung quanh bạn. 

Các dữ liệu của ông Haidt cho thấy rằng khi bạn cảm thấy được đức tính cao thượng khi chứng kiến một người nào đó giúp đỡ một ai đó khác, bạn dễ dàng làm một điều tốt đối với những người khác. Tại nơi làm việc, nhân viên của các nhà lãnh đạo tốt bụng (người khơi dậy cảm xúc về tính cao thượng ở những người khác) thường có thái độ thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ các nhân viên khác, ngay cả khi họ không được lợi ích gì. 

Tại nơi làm việc, nhân viên của các nhà lãnh đạo lương thiện thường có thái độ thân thiện và sẵn sàng giúp đỡ các nhân viên khác ngay cả khi họ không được lợi ích gì. Một nghiên cứu khác cho thấy rằng khi nhà lãnh đạo hành xử công bằng, các thành viên trong đội của họ dễ hợp tác và làm việc hiệu quả hơn cả trên phương diện cá nhân hay theo nhóm. 

Nói cách khác, hành vi lương thiện có thể tạo ra một môi trường làm việc mang tính cộng tác nhiều hơn. Các nhà nghiên cứu Nicholas Christakis và James Fowler đã chỉ ra rằng nếu bạn tốt bụng, những người xung quanh bạn nhiều khả năng cũng sẽ có những hành động tử tế. 

Như vậy, hành vi lương thiện có sức ảnh hưởng, nó lây lan xung quanh bạn, nhân lên những lợi ích, bao gồm cả lợi ích đối với các nhà lãnh đạo truyền cảm hứng về lòng tốt đó. Tiến sĩ Emma Seppälä là Giám đốc khoa học của Trung tâm Nghiên cứu về Lòng tốt và Chủ nghĩa vị tha và Giáo dục tại Đại học Stanford. Bài viết này được chuyển thể từ cuốn sách của bà: “Con đường Hạnh phúc: Áp dụng Khoa học về Hạnh phúc giúp thúc đẩy thành công cho bạn như thế nào” Bản quyền © 2016 của Emma Seppälä, Ph.D. Cuốn sách được in lại dưới bản quyền cấp phép của HarperOne, nhà xuất bản HarperCollins. 

Đoạn trích này xuất hiện lần đầu trên Fast Company Theo "Epoch Times"