“Đức” là một loại vật chất có thể tích trữ, quyết định vận mệnh của con người

Người xưa thường nói cần phải tích đức hành thiện, người có nhiều đức thì sẽ có phúc phận to lớn. Nhiều người ngày nay cho rằng đó chỉ là mê tín, nhưng nhiều nhà khoa học từ lâu đã chứng minh được sự tồn tại của đức và cách nó diễn hóa thành phúc phận.

Nhiều nhà khoa học từ lâu đã chứng minh được sự tồn tại của đức và cách nó diễn hóa thành phúc phận. (Ảnh qua Facebook)

Lão Tử từng nói: “Người nào đức dày, giống như trẻ sơ sinh. Độc trùng không cắn, thú dữ không ăn, chim ưng chẳng bắt”. Hay “trọng tích đức, không gì là không được.”

Trong văn hóa truyền thống phương Đông, người ta vẫn thường nói: “có đức mặc sức mà ăn”, có nghĩa “đức” là nguồn gốc của phúc phận. Mọi công danh, địa vị, tiền tài… điều từ đức mà sinh thành. Ngược lại người ít đức thì luôn gặp bất hạnh. 

“Đức” là một loại vật chất

Con người ngày nay thường cho rằng, chỉ cần tích của cải, tiền tài, còn “đức” chỉ là những thứ thuộc về tinh thần, có cũng được mà không có cũng chẳng sao. Vậy thì tại sao người xưa lại khuyên con người phải “tích đức”? Phải chăng “đức” kia cũng là một dạng vật chất và có thể tích trữ được?

Tiến sĩ David Bohm – một trong những nhà vật lý lý thuyết quan trọng nhất thế kỷ 20 xác định rằng: ý thức là một dạng tinh vi hơn của vật chất… “Ngay cả một viên đá cũng có sự sống theo một phương diện nào đó… vì phương thức hiện diện của sự sống và trí tuệ không chỉ có trong vật chất, mà còn ở năng lượng, khoảng không, thời gian… của toàn vũ trụ… Mọi thứ đều có sự sống.”

Tiến sĩ William Tiller – một trong những nhà khoa học hàng đầu thế giới về cấu trúc vật chất nói rằng: “Cuối cùng người ta cũng sẽ xem ý thức là một đặc tính của vũ trụ, nó có khả năng tạo ra phóng xạ, sinh ra vật chất. Ở phương diện này, người ta rốt cuộc sẽ khám phá ra đặc tính của vật chất phụ thuộc vào ý thức nội tại của nó.” 

Theo nhận định của các nhà khoa học trên, vật chất và ý thức là một thể thống nhất. Như vậy “đức” – một thứ vốn được coi là thuộc về phạm trù ý thức – cũng là một thứ tồn tại vật chất.

“Đức” tồn tại mãi theo thời gian 

Trong cuốn sách ‘Power vs Force’, David R.Hawkins – Tiến sĩ, bác sĩ, nhà nghiên cứu nhận thức nổi tiếng người Mỹ đã viết: “Mọi vật trong vũ trụ đều liên tục sinh ra năng lượng với tần số riêng biệt, nó bất diệt với thời gian và có thể được “đọc” bởi những ai biết cách. 

Mỗi hành vi, cử chỉ và ý niệm tạo thành một bản ghi vĩnh cửu. Mỗi suy nghĩ đều được ghi lại mãi mãi. Nơi đây không có bí mật; không có những điều bị che giấu và cũng không thể làm như thế. Tinh thần của chúng ta “đứng” trần trụi cùng thời gian và đều bị nhìn thấu. Những hành vi, suy nghĩ trong cuộc đời của mỗi người, đến cuối cùng đều phải chịu trách nhiệm trước vũ trụ.” 

TS Hawkins và cuốn sách nổi tiếng Power vs Force. (Ảnh qua Tri Thức VN)

Trong tôn giáo giảng rằng, làm việc tốt thì sẽ được “đức” còn làm việc ác thì sẽ tạo “nghiệp”. Vậy nên cái đức (và nghiệp) này là từ hành vi cử chỉ và suy nghĩ của con người sinh ra, nó cũng là một vật chất trong vũ trụ, vậy nên theo như lập luận của các nhà khoa học thì “đức” (và nghiệp) cũng là những thứ bất diệt với vời gian.

Tiến sĩ Babara Ann Brenna – cựu chuyên viên khoa học NASA, bà là chuyên gia trong lĩnh vực trường năng lượng sinh học của con người. Babara cũng là người có con mắt thứ 3 được tự nhiên khai mở từ bé và có thể nhìn thấy hào quang của cơ thể người. Qua quan sát hào quang cơ thể người, bà cho rằng con người có các cơ thể vô hình tương ứng với các vầng hào quang và các luân xa chính. 

Bàn về “nghiệp”, trong cuốn sách ‘Những bàn tay ánh sáng’, Tiến sĩ Babara đã đề cập về sự tồn tại của nó quanh thân thể con người, bà cho biết: “Hiện giờ tôi đã bắt đầu nhìn thấy 2 mức của trường hào quang bên trên mẫu óng vàng. 2 mức này có bản chất kết tinh và có rung động cao rất mịn. 

Mọi thứ từ mức thứ 7 trở xuống, ở một ý nghĩa nào đó, nó là phương tiện truyền bá nhằm hướng dẫn và hỗ trợ chúng ta trong cuộc đời này. Điều đó bao gồm cả các dải tiền kiếp trong vầng ketheric, bởi vì những dải này đại diện cho những bài học về nghiệp mà chúng ta đã hóa thân để học hỏi ở kiếp này.” 

7 vầng hào quang tương tứng với 7 thân thể người ở không gian khác theo mô tả của Babara Ann Brenna (ảnh: Hands of Light/ Babara Ann Brenna)

Có một điều khá trùng hợp, đó là khi thấy người khác gặp hoàn cảnh khó khăn, éo le ta thường nói rằng người này “tội nghiệp quá”. Ngày nay, câu nói ấy chỉ được hiểu là cá nhân ấy rất đáng thương, nhưng có lẽ ngụ ý sâu xa hơn của câu nói đó là người này trong quá khứ từng làm những việc thất đức, tạo nhiều “tội nghiệp” nên đời này cần phải hoàn trả. Phải chăng nó cũng là câu nói cảnh tỉnh cho con người là cần phải tích đức, tránh tạo nghiệp trong cuộc sống?

Như vậy, từ những phát hiện được đề cập bên trên, chúng ta có thể luận giải được rằng, đức và nghiệp của con người không chỉ đơn thuần là thứ thuộc về ý thức hay tinh thần, mà chúng thực sự là vật chất, chúng ảnh hưởng trực tiếp đến mọi điều con người có được trong cuộc sống này hoặc trong tương lai. 

Vật chất “đức” mang lại phúc phận cho con người

Trong cuốn sách ‘Power vs Force’, Tiến sĩ David R. Hawkins cho biết: “Vũ trụ lưu giữ hơi thở của nó giống như chúng ta lựa chọn con đường chúng ta đi, từng thời từng khắc; đối với vũ trụ, bản chất của sự sống tự nó có ý thức rất cao. 

Mỗi hành động, suy nghĩ và sự lựa chọn đều sẽ in dấu và lưu giữ mãi mãi như một một bức tranh ghép mảnh; những hành vi, cử chỉ và ý niệm của chúng ta tạo ra làn sóng ý thức trải khắp vũ trụ và ảnh hưởng lên sự tồn tại của vạn vật.” 

“Trên hết, vũ trụ không quên lãng. Có rất nhiều khía cạnh đối với nghiệp lực, nhưng mỗi sự chọn lựa [trong một vấn đề cụ thể nào đó] của bất kỳ ai cũng sẽ trở thành một điều quan trọng. 

Tất cả các sự lựa chọn của chúng ta đều sẽ dội lại trong cuộc đời của mỗi người. Chúng ta cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm cho mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động mà chúng ta đã gây ra và tái trải nghiệm lại toàn bộ sự đau đớn mà chúng ta đã gây ra cho người khác. Trong ý nghĩa này, mỗi chúng ta đều tự tạo ra thiên đường hay địa ngục cho bản thân.”

Tiến sĩ David R. Hawkins cho rằng, chúng ta cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm cho mỗi suy nghĩ, lời nói và hành động của mình. (Ảnh qua Zip)

rong cuốn ‘Những bàn tay ánh sáng’, Tiến sĩ Babara viết: “[Trong] quá trình hóa thân trước lúc thụ thai… linh hồn sẽ gặp gỡ các hướng đạo tâm linh để dự kiến cuộc đời sắp tới. Trong cuộc gặp gỡ này, linh hồn và hướng đạo xem xét những nhiệm vụ mà linh hồn phải hoàn thành trong quá trình sinh trưởng của nó, điều này có quan hệ đến nghiệp lực.”

Theo Tri Thức VN