Khí chất của con người đến từ đâu? Có người cho rằng nó toát lên từ những trang phục sang trọng mà họ mặc, có người lại cho rằng nó chỉ có ở những người sở hữu gia tài bạc tỷ. Điều này liệu có đúng?
Tuy là đã trải qua cuộc sống bần cùng phải mặc áo sờn vải bố, nhưng trong bụng có sách có thơ, thì sẽ nâng cao được khí chất của bản thân. (Ảnh minh họa) |
Hoa hậu Hồng Kông 2015 Mạch Minh Thi từng nói về khí chất trong một chương trình truyền hình. Cô nói rằng những người có tích lũy về tài sản rất dễ có khí chất, bởi vì giáo dục là điều rất xa xỉ, không có áp lực kinh tế thì mới có thể đeo đuổi được những thứ về tinh thần.
Trên thực tế, gom khí chất và tài sản lại để nói với nhau là chưa thỏa đáng. Khí chất của một người có thể có, cũng có thể không, tất cả được quyết định bởi việc bạn có nuôi dưỡng nên nó hay không.
Phương pháp nuôi dưỡng khí chất quan trọng nhất là đọc sách
Hai câu thơ đầu trong bài thơ “Hoà đổng truyền lưu biệt” của Lưu Thức viết rằng: “Thô tăng đại bố lý sinh nhai, phục hữu thi thư khí tự hoa”.
Ý nói, tuy là đã trải qua cuộc sống bần cùng phải mặc áo sờn vải bố, nhưng trong bụng có sách có thơ, thì sẽ nâng cao được khí chất của bản thân, vừa có hào quang, vừa có sự tự tin. Theo cách nói này, khí chất là không có sự phân biệt thành phần giai cấp.
Cùng thời với thi nhân Tô Thức triều Tống có Hoàng Đình Kiên trong “Thế thuyết tân ngữ bổ. Ngôn ngữ thiên” từng nói rất cụ thể rằng: “Sĩ phu ba ngày không đọc sách, thì soi gương mặt mũi đáng ghét, nói chuyện vô vị”.
“Nói chuyện vô vị”, ý chỉ nội dung lời nói của bạn nông cạn, thì đã không thu hút được người khác. Lời nói quá nhiều, nhưng chỉ toàn tạp nham. Phải dựa vào việc đọc sách, vừa mở mang được kiến thức, lại có lý lẽ, khiến cho lời nói dễ nghe hơn, cũng khiến cho người nghe có không gian suy ngẫm.
Còn “mặt mũi đáng ghét”, mọi người chắc hẳn đã trải nghiệm qua nhiều rồi. Đặc biệt là những lời nói hỗn độn vô vị ở nơi công cộng, hãy nhìn xem những người đang nói giọng vô cùng lớn tiếng với nhiều biểu cảm khác nhau, thì dù cho dung nhan có đẹp thế nào cũng sẽ trở thành xấu xí.
Chỉ cần có học vấn, thì sẽ có điểm hấp dẫn người khác, bởi vì để có được học vấn thì phải trải qua sự suy ngẫm cặn kẽ tinh tường, mới có thể tôi luyện ra trí tuệ cuộc sống. (Ảnh: Cafebiz) |
Có người nói rằng đọc sách nhiều là chiếc mặt nạ tốt nhất của phụ nữ, điều này quả thật rất đúng. Không những vậy, đọc nhiều sách còn là phương pháp làm đẹp tốt nhất.
Bởi vì đọc sách nhiều, thì cũng sẽ suy nghĩ nhiều. Suy nghĩ nhiều, thì các tế bào não hoạt động nhiều hơn, làm cho mắt chuyển động nhiều, trở nên sáng trong và linh hoạt, có thần thái khác biệt, lời bạn nói sẽ động lòng người, khí chất tự nhiên đã chứa đựng trong ấy rồi.
Chỉ cần có học vấn, thì sẽ có điểm hấp dẫn người khác, bởi vì để có được học vấn thì phải trải qua sự suy ngẫm cặn kẽ tinh tường, mới có thể tôi luyện ra trí tuệ cuộc sống. Việc huấn luyện học thuật nghiêm khắc, không thể biến từ không thành có, và cũng không thể nói trắng thành đen được.
Chân thành là điều cơ bản của người có học vấn, đó cũng chính là khí chất. Cho nên khí chất không phải là độc quyền của những học giả về lịch sử, cổ điển, triết học, mà những người học kinh tế, pháp luật, thương mại cũng có khí chất của riêng họ – Đấy chính là khí chất của học vấn, khí chất của học giả.
Trừ khi bạn học kinh tế, thương mại chỉ là học để biết chơi cổ phiếu, đầu cơ; học pháp luật chỉ vì theo đuổi chuyên ngành khoan đục lỗ hổng pháp luật, tất cả đều chỉ vì kiếm tiền.
Đương nhiên thì kiểu tranh luận này, tầng bậc còn rất thấp, cũng giống như bạn tranh luận câu chuyện Lâm Đại Ngọc có khí chất hay là Milton Friedman (nhà kinh tế học người Mỹ) có khí chất vậy, không thể kết luận xác đáng được.
Khí chất bắt nguồn từ chính khí
Tầng bậc cao hơn một chút, thì phải nói đến chuyện dùng khí chất như thế nào. Người mà có khí chất phải bắt nguồn từ chính khí. Loại khí này, phải phối hợp cùng với nghĩa và đạo. Nghĩa và đạo mà mất rồi, thì loại khí này cũng không còn sức mạnh nữa.
Kỳ thực, khí chất cũng không ngoại lệ, khi không còn sự phối hợp giữa đạo và nghĩa trong nội tại, mà chỉ có dung nhan đẹp đẽ, có thể là vừa trông thì thấy đẹp đấy, nhưng không để lại ấn tượng gì, nhìn lâu thì không thấy đẹp nữa.
Tư Mã Thiên đã ca ngợi Công Tôn Hoằng trong “Sử ký – Nho lâm truyền” rằng: “Công Tôn tử vụ chính học dĩ ngôn, vô khúc học dĩ a thế”, ý muốn nói rằng Công Tôn Hoằng không bẻ cong hay đi ngược lại học thức của mình mà lao đầu vào những thú vui thế tục.
Đối với những người biết giữ gìn đức tính và phẩm chất cá nhân như vậy, họ có cách nhìn nhận thị phi rất chính xác, khi nói chuyện sẽ tự tin, không bao giờ hoài nghi về bản thân, không bị chôn vùi bởi những tham lam tiền tài lợi lộc tầm thường, những người như vậy đều xứng đáng có khí chất.
Tuệ Tâm biên dịch