Mỗi người trong xã hội giống như một quân cờ domino. Khi một người quân cờ ngã xuống thì những quân cờ khác liệu có thể đứng vững không?
Câu chuyện nhân quả 1 Tôi là thợ sửa tủ lạnh.
Tháng trước, tôi đến sửa cánh cửa tủ lạnh cho một nhà hàng. Tôi phát hiện rằng tủ lạnh bị rò gas, nhưng tôi đã không nói. Nếu để một thời gian nữa thì tủ lạnh sẽ không mát, họ sẽ gọi tôi đến sửa; và tôi sẽ kiếm thêm được 30 nhân dân tệ nữa. Quả nhiên, chưa đến một tháng sau, chủ cửa hàng lại gọi tôi đến sửa. Tôi không chỉ thu được tiền mà còn giảm giá 50% thịt bò khi mua.
Đôi khi trong quá trình sửa tủ lạnh tôi phát hiện có những lỗi khác nhưng tôi sẽ không nói. Vì một thời gian sẽ hỏng nặng hơn và chi phí sửa sẽ cao hơn (ảnh minh họa: dienmaynguyenkim)
Tôi là ông chủ của một nhà hàng nhỏ. Bây giờ mọi thứ thật sự không đáng tin cây. Tủ lạnh hỏng 2 lần một tháng. Mùa hè thời tiết nóng, tủ lạnh hỏng, làm đồ ăn cũng bị hỏng, toàn là đồ đắt tiền. Tôi không lỡ ném đi, để đầu bếp nấu lại, tăng gia vị để không nhận thấy mùi thối nữa, và bán giá thấp. Người sửa tủ lạnh đã mua cho cả gia đình ăn và bị đau bụng. Tôi có chút áy náy, nhưng đương nhiên tôi cũng không thừa nhận vấn đề do thức ăn của cửa hàng chúng tôi. Vì một ngày họ ăn bao nhiêu đồ, làm sao biết được đau bụng là do đồ nhà tôi.
Câu chuyện nhân quả 2 Tôi là ông chủ nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em.
Chẳng giấu gì, đồ chơi của chúng tôi được làm bằng nhựa tái chế, rác thải sinh hoạt, chất thải y tế. Tôi biết các vật liệu này đều có chứa chì, chứa forrmaldehyde, có hại cho sức khỏe trẻ em (như có thể gây ra các bệnh ung thư bạch cầu). Nhưng thời buổi hiện nay, kinh doanh khó khăn vậy; mọi người đều dùng vật liệu đó để sản xuất. Nếu tôi không dùng thì làm sao có được lợi nhuận?
Đồ chơi độc hại vẫn được bày bàn tràn lan khắp thị trường bởi giá thành thấp (nguồn:hanoimoi)
Tôi là một công nhân xây dựng. Lần này kiếm được công việc tốt, thu nhập cao. Công trường này trả cao gấp rưỡi các công trường khác.
Vào ngày đầu tiên đi làm, tôi đã hiểu tại sao ở đây lương cao. Dự án này rút ruột công trình nhiều, yêu cầu rút bớt xi măng và cốt thép xây dựng. Các công nhân khác không dám làm, tất cả đều đi. Tôi cũng vì kế sinh nhai nên cắn rằng ở lại. Tháng trước, con trai tôi phát hiện mắc bệnh bạch cầu.
Tiền lương cùng với việc rút bớt vật liệu công trình để bán cũng chẳng đủ chạy chữa cho con nhỏ. Chỉ biết nhìn bệnh tình nó ngày một xấu đi.
Tôi là lãnh đạo cục giám sát chất lượng. Lần trước điều tra có một nhà máy sản xuất đồ chơi từ chất thải y tế. Sau đó, ông chủ nhà máy tìm đến vợ tôi nhờ giúp đỡ.
Thôi thì xã hội giờ cũng nhiều người làm vậy. Tôi liền cho qua. Sau đó, ông ta mời tôi đi ăn tối. Sau bữa cơm trên đường về nhà, khi lái xe qua cây cầu mới, tự nhiên cây cầu gãy. Chúng tôi bị tai nạn nặng và phải vào viện cấp cứu.
Câu chuyện nhân quả 3 Tôi là một bác sỹ.
Năm ngoái, một nhà máy thiết bị y tế mời chào mua khung tim họ sản xuất, giảm giá rất cao, lại còn được thêm hoa hồng. Tôi thấy chất lượng có chút vấn đề. Nhưng nếu mua thì chi phí thấp, lại còn được hoa hồng.
Tôi quyết định chọn dùng cho bệnh viện, và sau đó liền xảy ra tai nạn y tế.
Tôi là một thẩm phán. Một người bạn cũ của tôi làm ở bệnh viện gây ra tai nạn y tế. Nghĩ đến tình cảm bạn bè lâu năm, tôi mắt nhắm mắt mở cho qua.
Trong bản án không để cho anh ấy chịu trách nhiệm gì.
Tôi là hiệu trưởng một trường trung học điểm.
Mỗi lần đến ngày xét tuyển, thật vất vả mới quyết định xong. Học kỳ này, một thẩm phán lại đến nhờ cho con gái vào học, thật khó. Cũng thật trùng hợp, lúc ấy có một học sinh tranh cãi với giáo viên. Tôi quyết định cho em đó thôi học, để có một chỗ trống cho con gái của ông thẩm phán.
Cảnh phụ huynh chen lấn xô đẩy để nộp hồ sơ vào trường điểm cho con đã trở nên phổ biến tại các thành phố lớn (ảnh:vietnammoi)
Tôi là một nông dân. Năm ngoái lấy hết tiền tiết kiệm để thực hiện ca phẫu tim. Nhưng khi phẫu thuật đã bị cái giá đỡ kém chất lượng đổ vào. Bệnh viện không đền, trong nhà cũng bán hết mọi thứ để chạy chữa.
Lúc trước trông cậy hết vào đứa con học ở trường điểm, hy vọng tiền đồ nó sáng lạn, giúp đỡ gia đình. Nhưng mới hôm trước bị nhà trường đuổi vì cãi cô giáo. Tôi đã mất khả năng lao động, bèn bảo thằng con nghỉ học đi phun thuốc sâu cho ruộng rau.
Xui xẻo sao, nó lại phun quá liều lượng. Kết quả một số người ăn rau bị ngộ độc, nghe nói có bác sỹ, thẩm phán, hiệu trưởng…
Câu chuyện 4
Tôi là một nhân viên văn phòng.
Hôm qua mở cửa sổ xe để nhổ đờm. Xui xẻo thế nào, đúng lúc gió lớn nên đờm bị thổi vào mặt mình.
……
Ngẫm
Tôi không biết bạn có tin vào nhân quả, thiện ác hữu báo không? Dù sao tôi cũng tin điều đó.
Trước đây, tôi nghĩ rằng người khác làm việc xấu, tôi không làm là được. Đôi khi tôi chỉ thuận theo sự tình, đôi khi nhắm mắt cho qua, đôi khi giơ tay lên lại hạ tay xuống…Lúc ấy đơn thuần nghĩ rằng phần lớn xã hội đều như vậy rồi.
Nhưng sau khi nhìn thấy rất nhiều điều, tôi mới hiểu được rằng.
Đạt được là một loại thỏa mãn, cho đi là một loại hạnh phúc, chỉ có học cách cho đi thì bạn mới có thể thu được hạnh phúc. Chỉ khi biết cách phó xuất, thì mới có thể nhận được hồi báo.(ảnh:tinhhoanet)
Có lẽ chính những suy nghĩ như thế mà mới có nhiều việc xui xẻo xảy ra đến vậy. Người xui xẻo làm việc xấu thứ nhất giống như quân cờ dodomino đầu tiên ngã xuống.
Khi nó ngã xuống thì toàn xã hội cũng đổ theo. Và nếu tất cả quân cờ đều đổ, thì tôi – một quân cờ trong đó có thể không bị đổ không?
Bản thân xã hội là một kết cấu hoàn chỉnh.
Mỗi người sinh tồn trong đó, đều sóng vai nắm tay nhau, có mối liên hệ với nhau; không phân biệt nghề nghiệp, nghèo khó, phú quý. Tất cả đều dệt lên một cái lưới lớn, mà trong đó mỗi người là một mắt lưới.
Tôi hiểu rằng, nếu tôi không muốn xui xẻo, thì tôi không nên đem lại điều xui xẻo cho người khác. Đó cũng là luật nhân quả của cuộc đời.
Theo Secret China "nguyenuoc.com"