Sức chịu đựng – yếu tố quan trọng tạo nên thành công


Sức chịu đựng chính là khả năng chấp nhận và dung chứa. Nếu tâm ta dung chứa được càng nhiều thì sự chấp nhận sẽ càng lớn. Khi đối mặt với khó khăn, gian khổ mới có thể dễ dàng chấp nhận và vượt qua. 

Có người cho rằng không phải chịu đựng bởi như vậy phải sống cam chịu. Thực ra chịu đựng không đồng nghĩa với cam chịu, hay ủy khuất. Bởi khi tâm ta bao dung, hòa ái, hiểu được quy luật vũ trụ rằng mọi sự đều có an bài; thì ta cũng thuận theo hoàn cảnh hay nghịch cảnh đó mà vươn lên. Nhiều người vì không thể chịu được khó khăn gian khổ mà đã từ bỏ sinh mệnh của mình. Hai câu chuyện dưới đây chính là như vậy. 

1-Tự tử vì không đỗ đại học: 
Có một cậu bé có thành tích học tập rất xuất sắc. Từ nhỏ đến lớn, cậu không bao giờ trải qua bất kỳ thất bại nào. Gia đình khá giả, hạnh phúc, thành tích luôn nổi bật nhất lớp. Trước kỳ thi tuyển sinh đại học, cậu đã thực hiện một lời thề trước mặt bạn bè của mình: “Tôi sẽ đỗ Đại Học Bắc Kinh với điểm số cao nhất!” Nhưng ngày đến ngày thi, cậu lại quên mang theo giấy chứng nhận thi; chỉ có thể vội vàng chạy về lấy. Khi đến nơi, kỳ thi đã bắt đầu trong nửa giờ, cậu không thể tham gia. Những ngày thi tiếp theo, cậu cũng không đi. Cậu khóa mình trong phòng, hét lên với cha mẹ bên ngoài cửa: “Đã mất hết điểm một môn gì, thì thi những môn còn lại có ích gì nữa.” Đêm kết thúc kỳ thi tuyển sinh đại học, cậu mở cửa sổ nhảy xuống dưới, rời khỏi thế gian này. 

2-Tự tử vì không chịu được nghèo đói Trong giới điện ảnh Trung Quốc, có một đạo diễn tên là Hồ Ba. Rất trẻ và tài năng, chỉ mới 29 tuổi, đã xuất bản hai cuốn sách; làm phim nghệ thuật; tự biên đạo một bộ phim. Nhưng cuộc sống của cậu rất nghèo đói. Bạn gái cũng chia tay cậu chỉ vì cuộc sống khốn khó
Đạo diễn Hồ Ba đã tử tư trước khi chứng kiến thành công của mình

Những bộ phim có hy vọng cao, đều bị các nhà sản xuất yêu cầu cắt giảm, chế giễu. Cậu không thể chịu đựng được nữa, cuối cùng kết liễu đời mình bằng một sợi dây thừng. Chỉ năm tháng sau khi cậu rời khỏi thế giới này, tác phẩm An elephant sitting still (tạm dịch: chú voi nằm im trên đất) của cậu, đã giành được giải thưởng phim hay nhất tại Liên hoan phim Berlin; được ban giám khảo ca ngợi là “tác phẩm nghệ thuật bậc thầy”. Đáng tiếc, cậu không bao giờ nhìn thấy được điều này. 

Sức chịu đựng là gì? Sức chịu đựng là khả năng của tinh thần có thể chịu được những điều kiện, hay hoàn cảnh gian khổ, khắc nghiệt như: chịu nóng, chịu lạnh, chịu gian khổ, chịu mất mát, chịu đau thương… Sức chịu đựng có giới hạn không? Câu trả lời là có, và mỗi người sẽ có một mức chịu đựng khác nhau. 

Sức chịu đựng không chỉ chịu ảnh hưởng bởi tố chất tiên thiên có sẵn của mỗi người; mà còn ảnh hưởng bởi hoàn cảnh sống. Nếu một đứa trẻ từ nhỏ đến lớn sống trong hoàn cảnh vất vả, phải làm mọi việc; thì sức chịu đựng cao hơn đứa trẻ từ bé đến lớn được nuông chiều. 

Vì sao rèn luyện tăng sức chịu đựng? Nếu sức chịu đựng yếu, người ta sẽ dễ sinh ra tiêu cực như nản chí, hay than thở, mệt mỏi, lười biếng, ích kỷ; nghiêm trọng hơn có thể khiến người ta tìm đến cái chết. Nhiều người thường nói rằng muốn thành công cần phải có IQ, EQ cao…Nhưng tôi thấy rằng quan trọng nhất của thành công đó là sức chịu đựng. Ai có khả năng chịu đựng bền bỉ thì đó mới là người thành công. 

Sức chịu đựng – thước đo sự thành công Tướng Barton đã từng nói: “Thước đo thành công của một người không phải là nhìn vào đỉnh cao của họ mà nhìn vào cách họ đứng lên khi đã rơi vào vực thẳm.” Khi gặp phải đả kích của cuộc sống, nếu bạn có thể chịu được áp lực nặng nề; hơn nữa còn tự đựng lên được, thì mới có khả năng vươn tới thành công. 

Có một câu nói thế này: "Sức chịu đựng của bạn đi liền với thành công của bạn."
Hạnh phúc cũng xuất phát từ nội tâm, đừng để hoàn cảnh bên ngoài lung lay bạn (ảnh Adobe Stock) 

Trong dòng chảy dài của lịch sử cho thấy những người đạt được thành công lớn đều là những người có sức chịu đựng lớn, dũng cảm chấp nhận thất bại. 

Tư Mã Thiên chịu nỗi đau đớn của cung hình, viết ra “Sử ký” lưu truyền thiên cổ. Tô Tranh nhiều lần bị giáng chức, nhưng mỗi khi đến một nơi, luôn có thể sống đúng với phẩm chất của mình. 

Trên đời này, không có gì vĩnh viễn thuận buồm xuôi gió, cũng không dễ dàng đạt được công thành danh toại. Đằng sau tất cả sự thành công bề ngoài là những mất mát, đánh đổi nhiều hơn. Đừng nản lòng, khi cuộc sống không giống với những điều mình mong muốn. 

Nơi mạnh nhất là nơi có khả năng chịu đựng lớn nhất Nhà triết học Russell đã từng nói: “Cuộc sống giống như một con sông. Đôi lúc có những khúc hẹp, hai bên bờ là đá, nước chảy xiết mạnh. Nhưng một khi trôi qua, mặt sông dần dần mở rộng, hai bên bờ càng ngày càng xa, dòng chảy bình lặng, cuối cùng chảy ra biển, hòa cùng với đại dương. ” Cuộc sống của ai cũng đều có những giai đoạn chông gai, khó khăn gập ghềnh. Nhưng bất kể gặp phải chuyện gì, ngàn vạn lần đừng nản lòng, hãy kiên trì vượt qua. Một ngày nào đó, bạn sẽ phát hiện rằng những nơi bị thương tổn nhiều nhất lại trở thành nơi mạnh nhất của bạn. 

Theo Secretchina - "nguyenuoc.com"