Hãy dạy trẻ suy nghĩ đơn giản, đó mới là chìa khóa của sự sáng tạo

 



Thế là cả lớp tôi lao vào thực hiện yêu cầu của giáo viên. Lũ trẻ chúng tôi nhao nhao như một cái chợ, và vô vàn các mẫu thiết kế được trình làng. Chúng tôi, ai cũng mong muốn trở thành người vô địch.


Với kinh nghiệm gấp máy bay giấy lâu năm, tôi hiểu rằng một chiếc máy bay giấy cần phải thật cân đối, có như vậy nó mới có thể giữ được sự ổn định khi bay lên. Vì vậy tôi rất chăm chú cho từng nếp gấp.


Thế nhưng, người vô địch lại không phải tôi hay những người bạn cặm cụi gấp máy bay khác. Đó là một cậu bé nhỏ thó ngồi ở cuối lớp.


Trong khoảng thời gian mọi người gấp máy bay, nó cứ ngồi im lặng rất tập trung với một tờ giấy bên cạnh. Tôi thầm nghĩ rằng chắc cậu ta quá bế tắc không thể tham gia và sẽ bỏ cuộc. Thôi, mặc kệ cậu ta, vì tôi cũng đang rất vội.


Khi giáo viên ra lệnh vào vạch xuất phát, chuẩn bị cho máy bay cất cánh, cậu ngồi cuối lớp ấy cũng lững thững bước ra, trên tay cầm tờ giấy của mình. Một vài người trong lớp để ý đến cậu, không ai hiểu cậu định làm gì, cho đến khi những chiếc máy bay chuẩn bị cất cánh…


Cậu vo tròn tờ giấy lại!


Một cơn mưa những chiếc máy bay tuôn ra ngay sau hiệu lệnh: “Phóng”. Chiếc máy bay “cục giấy” vượt lên trên tất cả, lao vượt qua rừng máy bay và đáp xuống mặt đất ở vị trí xa nhất.


Và… cậu ta dành chiến thắng. Tất nhiên chúng tôi đều không phục và khiếu nại chuyện đó với giáo viên.


Nhưng cô giáo trả lời rằng: “Tôi yêu cầu các em làm một chiếc máy bay giấy với bất kỳ hình dạng nào, vậy thì vo tròn cục giấy cũng là đúng luật”.


Chúng tôi đều phải hơi tiếc nuối và trách mình sao đơn giản thế mà không ai nghĩ ra.


Câu chuyện này đã theo tôi nhiều năm, và nó dạy cho tôi một bài học về cách sống:


Từ bé, con người thường bị giới hạn bản thân bằng những quy tắc dập khuôn do cha mẹ, xã hội tạo ra. Những đứa trẻ thường lớn lên nhờ sự giáo dục của người lớn, và người lớn thì luôn suy nghĩ phức tạp với rất nhiều quan niệm.


Những đứa trẻ ban đầu đều là những tờ giầy trắng, nhưng dần dần khi lớn lên, chúng tích luỹ được những kiến thức mà người lớn dạy, và rồi bắt đầu “trưởng thành”.


Những đứa trẻ biết phấn đấu ngày đêm với bài vở để có những điểm số tuyệt vời sẽ được khen ngợi là ngoan ngoãn.


Những đứa trẻ biết lấy lòng người khác để đạt được mục đích của mình sẽ được xem là thông minh


Nhưng trên tất cả, chúng ta đã gò bó những đứa trẻ trong cái lồng của cuộc sống, do những suy nghĩ phức tạp của chúng ta tạo ra. Chẳng khi nào chúng được an nhiên tự tại mà luôn phải chạy theo những bộn bề của cuộc sống.


Có lẽ, đã đến lúc chúng ta nên dừng lại và để những đứa trẻ tự gấp chiếc máy bay cuộc đời của chúng.

(sưu tầm)