Làm sao xóa bỏ những nghiệp quả xấu


CÂU CHUYỆN ĐỨC PHẬT GIẢNG NGHIỆP LÀ GÌ

Một hôm, Đức Phật đang ngồi cùng các môn đồ thì bỗng có 1 người hỏi Ngài rằng :"Nghiệp là gì?".


Đức Phật trả lời: "Để ta kể cho các ngươi một câu chuyện...


Một vị vua đang cưỡi voi đi thăm thú vương quốc của mình. Đột nhiên ông ta dừng lại trước một cửa hàng ở trong chợ và nói với cận thần của mình: "Không biết tại sao, nhưng ta muốn treo cổ chủ cửa hàng này".


Người cận thần bị sốc. Nhưng trước khi ông ta có thể hỏi rõ lý do tại sao thì nhà vua đã đi tiếp.


Hôm sau, người cận thần này tới cửa hàng hôm trước, ăn mặc như một người dân địa phương để tìm gặp chủ cửa hàng.


Ông ta gợi chuyện rồi hỏi xem tình hình buôn bán của cửa hàng ra sao. Chủ cửa hàng là một thương nhân buôn bán gỗ đàn hương, trả lời một cách buồn bã rằng anh ta hầu như chẳng có khách hàng nào.


Người ta cứ đến cửa hàng, ngửi mùi gỗ đàn hương rồi lại bỏ đi. Thậm chí họ còn khen ngợi chất lượng của gỗ đàn hương, nhưng hiếm khi mua thứ gì. Hy vọng duy nhất của anh ta là việc nhà vua sớm qua đời.


Có như thế thì người ta mới có nhu cầu mua thật nhiều gỗ đàn hương để phục vụ cho các công đoạn tang lễ. Và vì là người bán gỗ đàn hương duy nhất ở đây nên hẳn cái chết của nhà vua sẽ mang lại cơ hội làm giàu rất lớn cho anh ta.


Đến lúc này, vị quan cận thần mới hiểu lý do tại sao nhà vua dừng lại trước cửa hàng của ông ta và bày tỏ ý muốn giết người chủ cửa hàng. Có lẽ, ý nghĩ tiêu cực của người chủ cửa hàng, bằng 1 cách siêu nhiên nào đó, đã tác động tới nhà vua, và rồi, khiến nhà vua cũng lại có ý nghĩ tiêu cực với anh ta như vậy.


Vị quan cận thần vốn là một người có trí tuệ thâm sâu, đã ngẫm nghĩ một hồi rồi mới đưa ra quyết định. Ông không nói cho người chủ cửa hàng biết mình là ai, cũng không tiết lộ ý muốn của nhà vua.


Ngược lại, ông chỉ nói rằng mình muốn mua một ít gỗ đàn hương.


Nghe thấy vậy, người chủ cửa hàng vô cùng vui mừng. Anh ta gói ghém món hàng rồi giao cho vị quan cận thần.


Khi trở về cung điện, vị quan cận thần đi thẳng đến chỗ của nhà vua và nói rằng người thương nhân có một món quà cho bệ hạ.


Nhà vua hết sức ngạc nhiên. Khi mở gói quà, nhà vua đã thấy vô cùng thích thú và ấn tượng trước màu vàng tinh tế của miếng gỗ và hương thơm kỳ diệu tuyệt vời của nó.


Đang trong tâm trạng vui vẻ, nhà vua ra lệnh thưởng cho người thương nhân vài đồng tiền vàng. Trong thâm tâm, ông thầm tự trách mình rằng đã có ý nghĩ xấu khi muốn giết anh ta.


Còn khi người bán hàng nhận được những đồng tiền vàng do nhà vua thưởng cho, anh ta cũng hết sức sửng sốt. Anh ta bắt đầu nhận ra nhà vua là một đấng quân vương hào phóng, tốt bụng và đã cứu anh ta thoát khỏi cảnh phá sản.


Anh ta cũng rất hối hận khi đã trót có ý nghĩ độc ác là mong cho nhà vua băng hà sớm chỉ để có thể bán được nhiều gỗ đàn hương."


"Vậy Nghiệp là gì?", Đức Phật hỏi lại các môn đồ sau khi kết thúc câu chuyện.


Nhiều người đã đưa ra các câu trả lời khác nhau, rằng đó là lời nói, là hành động, là cảm xúc của chúng ta.


Nhưng Đức Phật đã lắc đầu và nói rằng :


“SUY NGHĨ của các ngươi chính là Nghiệp đó".


Nghiệp Quả của ai gây ra người ấy phải trả, chớ không phải Tổ tiên, ông bà cha mẹ làm ác khiến con cháu phải gánh chịu. Nhưng ta có thể làm giảm bớt Nghiệp Quả của ta cho nó được nhẹ đi, bằng cách gây những nghiệp tốt, tương phản lại với nghiệp xấu đã gây ra trước khi những nghiệp xấu này đem đến những kết quả báo ứng, chẳng khác nào như cái cân, một bên nặng trĩu những nghiệp xấu làm thiên lệch đòn cân. Ta phải làm thế nào để cho nghiệp tốt được đặt lên đĩa cân bên kia, để kéo đòn cân lại cho được thăng bằng.


Luật Nhân Quả chẳng qua là một bài toán thuộc về số học mà ta có thể thay đổi bằng sự cân lường, thêm bớt tùy theo ý muốn của mình. Nghĩa là những Nghiệp Quả do người ta tạo ra không phải là vật chết cứng ở một chỗ do một định luật khắc khe bắt buộc ta phải chịu, mà nó là một cái gì có thể sửa đổi, thêm bớt, do nơi Ý Chí của ta. Cái thân thế, cái số mạng của ta trong lúc bấy giờ như thế nào là do nơi căn Quả từ kiếp trước, còn vận mạng của ta trong kiếp tương lai hoàn toàn là do bàn tay của ta tự tạo ra trong kiếp này.


Trừ khi ta mở được Thần Nhãn để nhìn về những kiếp quá khứ, thì ta mới thấy rõ ràng sự tác động của luật Nhân Quả và những dây liên lạc từ nhân tới quả ra sao, còn bây giờ ta chỉ hiểu được luật Nhân Quả về mặt lý thuyết mà thôi. Sở dĩ ta nhìn nhận luật Nhân Quả là vì nó hợp lý và làm thỏa mãn được những đầu óc khoa học, nhưng đến khi những giác quan siêu năng của ta thức tỉnh để cho ta nhìn thấy sự tác động của luật ấy thì ta mới thật là biết rõ một cách chắc chắn.


Nhà Huyền Học Geoffrey Hodson, một vị có tên tuổi trong giới Thông Thiên Học quốc tế và là người đã mở được Thần Nhãn, có thuật chuyện một người đàn bà đã cỡi mở được Nghiệp Quả như sau : “Vào khoảng năm 1925, khi tôi ông (G.Hodson) bắt đầu công việc chữa bệnh bằng tinh thần và khám bệnh bằng cách dùng Thần Nhãn, có một người đàn bà độ 50 tuổi đến yết kiến tôi. Bà ấy bề ngoài trông có vẻ khỏe mạnh nhưng tâm thần bối rối và đau khổ. Bà cho biết rằng cuộc đời bà toàn những điều tai ương và thất bại. Bất cứ chỗ nào có bàn tay bà nhúng vào đều hư hỏng thất bại hết cả. Hình như có một cái định mệnh xui xẻo nó chực sẳn trên đầu bà và chỉ chờ dịp là rơi xuống.


Lúc thiếu thời học ở trường, mặc dầu bà rất siêng năng chăm chỉ nhưng hễ đến mỗi kỳ thi bà đều thi rớt. Lúc trưởng thành, bà yêu một người và cũng được người đó yêu lại. Chẳng bao lâu thì người yêu ấy chết. Như thế tất cả là ba lần. Sau cùng bà lập gia thất với một người kia và trong vài năm bà sinh được mấy đứa con. Bà hưởng được hạnh phúc gia đình có vài năm, bỗng nhiên chồng bà thọ bệnh mà chết. Rồi mấy đứa con cũng thay phiên lần lượt mà chết theo nhau. Những tai họa tang tóc dồn dập xảy đến đem cho bà sự đau khổ thật vô bờ bến.


Bà còn có một mình. Vì sinh kế, bà phải mở tiệm buôn bán làm ăn. Được ít lâu, việc làm ăn của bà bị thất bại, bà phải đóng cửa tiệm, mặc dầu không phải do nơi lỗi của bà. Bà hỏi tôi tại sao đời bà lại gồm toàn những sự thất bại đau khổ như thế ? Hay có một cái định mệnh khắt khe nó chực sẵn một bên để chờ dịp mà rơi xuống đầu bà ? Tôi mới nhắm mắt định thần và thử nhìn xem cái nguyên nhân vì đâu. Thì một cơn Linh Ảnh diễn ra trong tâm giới của tôi cho thấy hiển hiện rõ ràng một kiếp quá khứ của bà.


Hiện tượng đó xảy ra trong một kiếp của bà cách đây vài ngàn năm. Khi đó bà có mặt ở trong một nhóm người theo phụ tá một Đấng Giáo Chủ. Vì một sự bất bình riêng tư, bà rời bỏ nhóm đó và sau cùng bà trở nên thù nghịch với Đấng ấy. Về sau Đấng Giáo Chủ ấy bị một bọn cuồng tính khủng bố và sát hại trong một cuộc ném đá, thì bà cũng có tham dự cuộc tàn sát đó.


Tôi đã thấy rõ sự liên lạc từ Nhân tới Quả trong đời bà. Vì kiếp trước bà đã tham dự cuộc tàn sát hung tợn ấy, nên kiếp này Nhân Quả báo ứng, bà phải chịu bao nhiêu điều đắng cay đau khổ.


Tôi không muốn nói sự thật cho bà nghe về kiếp trước của bà, vì nếu bà biết được những điều đó, thì nó chỉ làm tăng thêm sự đau khổ cho bà mà thôi. Tôi chỉ khuyên bà từ nay nên hết lòng thờ kính Phật. Ngoài ra tôi cũng khuyên bà ĐỪNG BỎ MỘT DỊP NÀO ĐỂ CÓ THỂ THI ÂN BỐ ĐỨC CHO NHỮNG NGƯỜI CHUNG QUANH, VÀ GIÚP ĐỠ MỌI NGƯỜI TRONG CƠN ĐAU KHỔ CỦA HỌ. Bà nghe theo và làm đúng theo lời dặn. Chẳng bao lâu, những Nghiệp Quả xấu của bà cũng lần lần giảm bớt và những tai nạn, đau thương không còn xảy đến cho bà nữa”


CHẤM DỨT NGHIỆP QUẢ


Mỗi linh hồn phải trở lại cõi trần nhiều kiếp cho đến khi trả xong hết tất cả những nghiệp duyên, nợ nần, và thanh toán xong khối Cộng Nghiệp tích lũy từ nhiều đời. Trong khi đó, những tư tưởng, dục vọng và hành động của y ở mỗi kiếp lại tạo thêm nghiệp mới, và như thế, người ta mới đặt ra câu hỏi : “Làm sao chấm dứt được Nghiệp Quả ? Làm sao một linh hồn có thể thanh toán hết nợ nần, duyên nghiệp để được giải thoát khỏi vòng luân hồi, sinh tử ?”.


Trước hết ta cần phải hiểu rõ YẾU TỐ TRÓI BUỘC CỦA NGHIỆP QUẢ. Lòng ham muốn là một sợi dây trói buộc con người với chốn nào mà y có thể thực hiện được điều mong ước. Đức Bà Annie Besant viết trong quyển "The Ancient Wisdom - Sagesse Antique": Nghiệp Quả tốt trói buộc con người cũng như Nghiệp Quả xấu, vì bất cứ một sự ham muốn nào, dầu là sự vật ở cõi trần hay trên cõi Thượng Giới, cũng hấp dẫn con người đến tận nơi mà y có thể hưởng thụ vật ấy.


Trong giai đoạn tiến hóa hiện thời của nhân loại, con người luôn luôn nhờ dục vọng làm cái động cơ thúc đẩy họ làm việc. Lòng ham muốn giúp họ chiến thắng sự lười biếng, giải đãi, và thúc giục họ hoạt động để thu thập kinh nghiệm. Ta hãy xem người dã man, lúc thường thì y nằm chơi trên bãi cỏ không làm gì hết. Sự đói khát mới thúc đẩy y hành động, đi tìm vật thực, y biết vót cây làm cung ná để đi săn thú vật mà ăn, và y có dịp sử dụng sự khéo léo, kiên nhẫn, và bền chí để thỏa mãn điều ham muốn của mình. Nhờ đó, y phát triển những đức tánh và tập mở trí khôn, nhưng khi y đã ăn no rồi, thì y lại nằm ì một chổ như một con vật lười biếng. Chúng ta thấy rằng bao nhiêu những đức tánh về trí khôn của con người được phát triển nhờ sự thúc đẩy của lòng ham muốn và sự nhu cầu vật chất, lòng ham mê danh vọng cũng rất hữu ích để thúc đẩy con người cố gắng làm việc, và nhờ đó y mới khai mở được những đức tánh của mình.


LÒNG HAM MUỐN LÀ ĐỘNG CƠ THÚC ĐẨY MỌI HÀNH ĐỘNG. Người ta làm một việc gì, không phải vì công việc, mà vì sự thụ hưởng kết quả của việc làm đó. Người ta làm việc, không phải vì họ muốn đào đất, xây tường, hay dệt cửi, mà vì họ muốn hưởng cái kết quả của sự đào đất, xây tường và dệt cửi, dưới hình thức một số tiền thù lao hay đồ vật dụng. Một luật gia biện hộ trong một vụ kiện, không phải vì ông ta say mê, thích thú gì với những chi tiết khô khan của vụ tranh chấp đó, mà vì ông ta muốn hưởng sự danh vọng, và chức tước. Lòng ham muốn hưởng kết quả của việc làm thúc đẩy họ hăng hái hoạt động.


Vì lẽ đó, LÒNG HAM MUỐN LÀ YẾU TỐ TRÓI BUỘC CỦA NGHIỆP QUẢ, và khi linh hồn không còn ham muốn bất cứ một vật gì dầu là ở thế gian hay trên cõi Thiên Đường, thì sợi dây trói buộc y với vòng luân hồi trong 3 cõi sẽ dứt hẳn.


Trước khi con người đến gần Cửa Đạo, thì y vẫn còn cần dùng sự thúc đẩy của lòng ham muốn, và những dục vọng của y sẽ trở nên thanh bai hơn và bớt ích kỷ hơn khi y càng tiến hóa thêm.


Thế nhân ham mê về vật chất không biết rằng một định mệnh tốt chính là một sự trói buộc với thế gian, còn người thức giả biết rõ như thế nên không màng sự sung sướng đầy đủ ở đời này mà lo tìm phương giải thoát khỏi sự trói buộc của định mệnh, tốt cũng như xấu.


Ta làm một việc gì mà mong hưởng kết quả, thì sự tha thiết, sự mong muốn đó sẽ trói buộc ta với cõi trần. NHÂN với QUẢ dính liền với nhau do sợi dây dục vọng kết chặt, nếu dục vọng tiêu tan thì quả kia cũng dứt. Như thế NẾU CON NGƯỜI MUỐN ĐƯỢC GIẢI THOÁT THÌ PHẢI DỨT BỎ SỰ HAM MUỐN HƯỞNG KẾT QUẢ CỦA VIỆC LÀM, và lần lần sự thiết tha mong muốn chiếm đoạt những vật sở hữu cũng dứt tuyệt, con người sẽ không gieo để trông đến mùa gặt hái nữa, mà là gieo những giống tốt cho cả nhân loại được nhờ. Con người sẽ không ruồng bỏ bổn phận của mình, nhưng cố gắng làm bổn phận đến nơi đến chốn mà vẫn giữ thái độ hồn nhiên, không mong hưởng kết quả của việc làm. Tất cả những hành động của ta lúc bấy giờ đều là những sự hy sinh, gieo giống cho nhân loại cùng hưởng. Như thế, khi ta thản nhiên trước kết quả của việc làm, không mong muốn cũng không ruồng bỏ một vật gì, thì ta sẽ không gây thêm nghiệp mới. Nói như thế không phải là ta giữ một thái độ vô vi bất động, chán nản hết cả mọi sự, vì không phải do sự tránh mọi hành động mà ta khỏi gây Nghiệp Quả.


Sốt sắng làm việc bổn phận, hăng hái hoạt động như người ham việc thế sự, mà trong lòng thản nhiên trước kết quả, không tha thiết, không bám díu lợi lộc của trần gian, tuy "Hữu vi mà Vô vi" (Có mà không), đó mới là tư cách của người cao sĩ đã nếm mùi giải thoát vậy.


Đức Bà A.Besant viết tiếp: Nhưng muốn chấm dứt Nghiệp Quả, không tạo thêm nghiệp mới cũng chưa đủ, mà còn phải diệt trừ những sợi dây oan trái cũ, hoặc bằng cách để cho nó tự tiêu hao lần lần, hoặc cắt đứt càng sớm càng hay. Muốn cắt đứt những sợi dây oan nghiệt đó, cần phải có sự hiểu biết về kiếp trước, để tìm xem những nguyên nhân nào ở kiếp trước đang đem lại kết quả trong kiếp hiện tại.


Thí dụ như một bậc chân tu đã phát huệ có thể nhìn thấy những kiếp trước của y và nhận thấy trong quá khứ, y có những tư tưởng thù ghét oán hận, nó sẽ mang lại hậu quả đau khổ cho y trong vòng một năm sắp tới ở kiếp này. Người ấy có thể tạo ra một cái nhân mới, tốt lành, ngay bây giờ để hóa giải những nhân cũ, trước khi nó đem lại kết quả, Y có thể phá những tư tưởng thù hận đã qua bằng những tư tưởng Bác Ái và Thiện Chí để ngăn ngừa những quả xấu xảy ra về sau. Bằng cách đó y cũng có thể phá tan các nghiệp quả trong những kiếp tương lai.


Ngoài ra, y có thể đã tạo ra oan nghiệt nợ nần với những linh hồn khác trong quá khứ, hoặc đã gây sự đau khổ cho họ, hay đã thiếu sót một bổn phận gì đó. Nay y có thể dùng sự hiểu biết của mình mà tìm thấy những linh hồn đó và tìm cơ hội phụng sự giúp đỡ họ, để trả những món nợ cũ, nó có thể là những chướng ngại làm ngăn trở sự tiến hóa của y về sau.


Những người không nhìn thấy được kiếp trước cũng có thể phá tan những nguyên nhân xấu mà họ đã gây ra trong kiếp này. Họ có thể


HỒI TƯỞNG LẠI NHỮNG ĐIỀU DỮ MÀ HỌ ĐÃ LÀM CHO NGƯỜI KHÁC VÀ PHÓNG TƯ TƯỞNG BÁC ÁI TỐT LÀNH CHO NHỮNG NGƯỜI NÀY ĐỂ TRỪ NHỮNG QUẢ DỮ SẼ XẢY ĐẾN VỀ SAU.


Những người áp dụng lời dạy “Dĩ Đức báo oán” của các bậc Giáo Chủ cũng chấm dứt được nghiệp quả gây ra trong kiếp này mà đáng lẽ sẽ có báo ứng trong những kiếp về sau.


Không ai có thể tạo nên một sợi dây oan nghiệt đối với họ nếu họ từ chối không đóng góp một khoen nào vô sợi dây đó, và luôn luôn PHÁ TAN MỌI SỨC MẠNH OÁN THÙ BẰNG SỨC MẠNH CỦA TÌNH THƯƠNG. Vì thế, Đức Phật có nói : “Oan nghiệt chỉ có thể chấm dứt bằng tình thương mà thôi”.


Trích trong quyển "TTH Dẫn Giải" Nguyễn Hữu Kiệt


💥 Trước khi nghĩ, nói và làm bất cứ điều gì có hại, xin hãy dừng lại và suy nghĩ, vì hậu quả của hành vi của bạn sẽ trở lại rất nhanh. Tôi, Karma hứa với bạn và đảm bảo rằng bạn không cần phải đợi cả đời để trả giá cho việc ứng xử của bạn, mà nghiệp tốt hay chưa tốt sẽ quay lại với bạn rất nhanh trong thời gian này.


Bạn cần phải có một sự hòa bình và sự hợp tác yêu thương giữa nhau. Tất cả các bạn đều là một. Gaia đang chuyển sang Kỷ nguyên Vàng mới và nhân loại đang trên đường đến Thăng hoa. Những người đối xử với người khác mà không có Tình yêu, Lòng trắc ẩn và Sự tôn trọng sẽ không chuyển đến thực tế 5 D.


🙏❤ KHI CÓ NỖI ĐAU TRONG THÂN TÂM TỰ NHIÊN ĐẾN VỚI TA CÁCH HAY NHẤT LÀ QUAN SÁT NỖI ĐAU ĐÓ SAU ĐÓ HÃY LUÔN SÁM HỐI HỒI HƯỚNG CÔNG ĐỨC NHỮNG VIỆC TA LÀM ĐỂ HÓA GIẢI VÀ YÊU THƯƠNG THẤU HIỂU CÁC NGHIỆP TRONG QUÁ KHỨ TA ĐÃ GIEO


Nguyện cho ai nấy đều sớm được giác ngộ 🙏🙏🙏

(Nguồn: Khoa Học Tâm Linh)