4 cách rèn luyện thói quen kỷ luật


Đôi khi trong cuộc sống hằng ngày bạn biết có nhiều việc giúp ích cho bạn, mang lại nhiều lợi ích khi thực hiện nó nhưng bạn lại không làm bởi tính lười của bạn.

Bạn hãy cứ tự bước đi, cho dù không có động lực nhưng bạn hãy luôn nhắc nhở mình rằng “Hãy kỹ luật với bản thân”. Bời vì câu nói ấy luôn xuất phát trong con người bạn nó sẽ được hình thành và duy trì sau đó sẽ trở thành thói quen. Sau đây là 4 cách rèn luyện thói quen kỷ luật cho bản thân.

  1. Loại bỏ cám dỗ.

Kỷ luật chính là việc trong đầu luôn có câu nói tưởng như cũ mà rất khó thực hiện: “ra khỏi tẩm nhìn, ra khỏi tâm trí”. Loại bỏ những phiền nhiễu từ môi trường là điều đầu tiên quan trọng thực hành kỷ luật. Nếu bạn muốn kiểm soát việc ăn uống thì hãy bỏ đồ ăn vặt đi. Nếu bạn muốn cải thiện sự tập trung khi học bài thì hãy tắt điện thoại, loại bỏ sự lộn xộn từ bàn học. Nếu thực sự gặp khó khăn hãy tải những phần mềm giúp ngăn chặn việc bạn phải vào Facebook, Youtube, thậm chí là email trong những khoảng thời gian nhất định.

  1. Đừng chờ đợi cho đến khi “cảm thấy đúng”.

Cải thiện kỷ luật có nghĩa là bạn thay đổi lên sinh hoạt hằng ngày, điều mà đôi khi có thể gây khó chịu hoặc bất tiện. Charles Duhigg, tác giả của The Power of Habit giải thích rằng hành vi thói quen được truy nguồn từ một phần của não gọi là hạch nền – một phần của bộ não liên quan đến cảm xúc, mô hình, và những kỷ niệm. Quyết định, mặt khác được thực hiện trong vỏ não trước trán, một khu vực hoàn toàn khác nhau.

Do vậy khi một hành vi trở thành thói quen, bạn nên ngừng sử dụng những kỹ năng đưa ra quyết định mà thay vào đó là chức năng tự động. Khi đó, để phá vỡ thói quen xấu và thực hành những thói quen tốt đòi hỏi chúng ta cần đưa ra quyết định hành động và nó sẽ “cảm thấy sai”. Bộ não chúng ta sẽ tuân theo thói quen và chống lại những gì mà nó được lập trình thường làm. Giải pháp ở đây là gì? Chấp nhận sự xung đột này, thừa nhận rằng sẽ mất thời gian cho chế độ mới đến khi bạn cảm thấy điều đang làm là tốt, là tự nhiên phải như vậy. Giữ vững kiên định và bạn sẽ có những thói quen tốt.

  1. Lên lịch trình nghỉ ngơi, kỷ luật cũng như tự thưởng cho bản thân.

Kỷ luật không có nghĩa là bạn cần hoàn toàn cứng nhắc thay đổi. Trong thực tế, việc quá cứng nhắc này có thể làm cho bản thấy thất vọng, thất bại và làm bạn quay về những thói quen cũ. Vậy nên cũng hài hòa thay đổi, có những quãng nghỉ nên cảm thấy thực hiện nó quá khó khăn. Việc rèn luyện tính kỷ luật cho bản thân là vô cùng khó khăn nên nếu làm được việc đó thì hãy tự thưởng cho mình.

  1. Tha thứ cho chính mình và tiến lên phía trước.

Những suy nghĩ mới, những thói quen mới sẽ luôn luôn không đi theo kế hoạch của bạn, sẽ có cả những thành công tuyệt vời hay những thất bại thảm hại. Điều quan trọng là luôn luôn nghĩ về phía trước, khi gặp trở ngại hay cố gắng tha thứ và vượt qua nó.

Những cảm giác như tội lỗi, tức giận, thất vọng sẽ mãi mãi chỉ là cảm xúc mà thôi. Thay vào đó, hãy sử dụng những khó khăn, trục trặc này để cải thiện tính kỷ luật, lấy làm bài học cho tương lai. Hãy tha thứ cho bản thân!…

Tóm lại, nếu bạn càng trì hoãn việc rèn luyện kỷ luật bản thân thì càng khó để hướng cuộc sống của bạn theo hướng tích cực.